Ý nghĩa của bộ tam sự, ngũ sự trong việc thờ cúng của người Việt Nam

I. Bộ tam sự, bộ ngũ sự là gì và gồm những vật phẩm gì ? 

  • Nếu bộ tam sự có nghĩa là ba là bao gồm 1 đỉnh thờ, 2 chân nến, thì bộ ngũ sự lại mang nghĩa là năm, tức là gồm 5 vật phẩm: 1 đỉnh thờ, 2 chân nến và 2 con hạc. Là một trong những món đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Vào các ngày Rằm, Lễ tết.

1. Đỉnh đồng

  • Đỉnh đồng là món đồ thờ cúng chính được dùng để đốt trầm, xông hương. Đỉnh đồng thường có 2 loại chính đó là đỉnh vuông và đỉnh tròn. Đỉnh vuông thường sẽ có 4 chân trong khi đỉnh tròn thường có 3 chân trên đế, bao gồm đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Nắp đỉnh có hình dáng gần giống với cái bát úp ngược.  Phía trên nắp đỉnh là hình ảnh một con nghê uy nghi, bệ vệ vì từ xa xưa, nghê được coi là loài vật, có dáng dấp của sư tử và chó dữ. Vừa tượng trưng cho loài vật canh giữ trong nhà, vừa là loài chúa tể rừng xanh, nghê mang hàm ý xua đuổi tà ma, bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi những điều không may mắn. Thân đỉnh thường có hình bầu dục phình ra, trên thân đỉnh hay được khắc các họa tiết mang nhiều ý nghĩa như. Song long chầu nguyệt, Rồng phượng, Hoa sòi được chạm khắc tỉ mỉ, với ý nghĩa mang đến bình an, phúc đức cho gia chủ.
  • Rồng tai mây ôm lấy phần bụng ở đỉnh càng làm tôn lên sự trang trọng, hài hòa, khiến đỉnh đổng thêm tôn quý và linh thiêng.
  • Về tác dụng, đỉnh đồng thường dùng để đốt trầm khiến không gian thờ cúng trở nên thanh tịnh, giúp lan toả hương thơm thanh khiết, hoá giải hung khí và mang lại cát khí, tài vận cho gia chủ. Không những giúp con người tĩnh tâm mà còn hoá giải được những thù hận, giúp nâng cao trí tuệ, đả thông tư tưởng. Bên cạnh đó hương trầm còn có khả năng thanh lọc không khí tốt, khai thông trí tuệ minh mẫn. Mùi thơm của hương trầm cũng giúp mang đến cho gia đình sự hòa thuận, tăng tiến về công danh tài lộc.

2. Đôi hạc đồng thờ cúng

  • Hình ảnh hạc đồng thờ cúng trên bàn thờ gia tiên là một hình ảnh vừa mang nét thanh cao vừa mang lại sự thoát tục. Hạc đồng thờ cúng thường được chế tác dưới hình dáng hạc đứng trên lưng rùa, trên miệng thường ngậm hờ một cành sen hoặc một hạt minh châu.
  • Từ xa xưa Hạc được xem như là loài chim tiên quý, thường xuất hiện bên cạnh các vị thần tiên. Không chỉ tượng trưng cho trí tuệ, may mắn và thuần khiết, Hạc còn đại diện cho tuổi thọ lâu dài.
  • Long Quy là linh vật đầu Rồng mình Rùa. Rồng và Rùa là linh vật phong thủy được tôn trọng từ xa xưa. Rồng bay trên trời, Rùa lại sống ở dưới đất. Long Quy không đơn thuần là biểu tượng của trường thọ, nó còn là sự bảo vệ, triển vọng và vững chãi. Hạc và Rùa khi kết hợp với nhau tượng trưng cho hai thái cực Âm Dương luân chuyển xoay vòng. Vì thế, “Hạc ngự Long Quy” là biểu tượng của sự trường thọ, gắn kết hài hòa giữa thiên địa, âm dương. Chim hạc đứng trên lưng rùa là biểu thị khát vọng trường tồn, sự che chở, bảo vệ của tổ tiên đối với con cháu và giúp liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.

3. Đôi chân nến thờ

  • Chân nến là một vật phẩm không thể thiếu trong bộ ngũ sự được dùng để cắm nến trên bàn thờ. Cấu tạo của chân nến bao gồm 3 phần: đế nến, bát nến và cốc nến. Đế nến thường được chế tác với hình dáng loe để tạo được sự vững chãi nhất định, bát nến thường mang hình dáng tròn và khảm lên các chi tiết, hoa văn cầu kỳ. Phía trên cùng chính là cốc nến, đây là bộ phận được sử dụng để đặt nến nên thường được tính toán độ sâu vô cùng tỉ mỉ và chính xác.
  • Chân nến có cấu trúc 3 phần: miệng rộng dùng để cắm nến hoặc đựng cốc nến, bát nến ở giữa và cuối cùng là phần chân đế loe ra, giúp chân nến được đứng vững chãi.
  • Tùy vào chiều cao của đỉnh đồng mà chân nến lại có kích thước khác nhau. Chân nến là vật phẩm không thể thiếu trong bộ ngũ sự, giúp tạo nên sự lung linh, huyền ảo cho bàn thờ.
  • Không chỉ thế chân nến còn mang những ý nghĩa phong thủy nhất định. Chân nến đặt bên trái bàn thờ đại diện cho hành Dương, tức Mặt Trời, bên phải là hành Âm, tức Mặt Trăng. Đầy đủ Âm – Dương, Nhật – Nguyệt mang ý nghĩa trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi, tăng cường cát khí cho gia chủ.
  • Chân nến dùng để thắp sáng biểu tượng của mệnh Hoả trong phong thuỷ giúp ban thờ ấm áp, uy nghiêm và sang trọng. Đôi chân nến mang ý nghĩa âm, dương, nhật, nguyệt, giúp vạn vật sinh sôi nảy nở.

II. Bộ ngũ sự có ý nghĩa như thế nào trong thờ cúng?

  • Bàn thờ gia tiên vốn được xem là nơi tâm linh để kết nối hai cõi âm và dương, là ngôi nhà nhỏ nơi mà ông bà, tổ tiên trú ngụ. Bộ ngũ sự được đặt lên bàn thờ gia tiên sẽ đóng vai trò giống như cầu nối để đưa ông bà, tổ tiên trở về và đến gần hơn với con cháu trong nhà. 
  • Đỉnh đồng là một khí cụ trong bộ ngũ sự thường sử dụng để đốt trầm tạo ra mùi hương thanh khiết, dễ chịu cho cả gian phòng. Mùi thơm của trầm vừa mang một chút thiêng liêng, lại có chút khoan khoái càng tôn lên sự thanh tịnh cao quý nơi chốn bàn thờ gia tiên. Ngoài ra khói trầm hương cũng có tác dụng thanh lọc không khí, tăng thêm cát khí, giải tỏa hung khí từ đó mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
  • Đôi chân nến khi thắp lên trên bàn thờ sẽ tạo nên cảm giác ấm áp và niềm tin về một sự sống tiếp diễn, một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia chủ. Đồng thời ánh sáng từ chân nến cũng sẽ tạo nên yếu tố hỏa để điều hòa ngũ hành trên bàn thờ. Đôi chân nến thờ được đặt trang trọng hai bên bàn thờ còn thể hiện cho sự hòa hợp về âm, dương, nhật, nguyệt cũng chính là điều tốt lành sẽ giúp cho vạn vật được sinh sôi nảy nở và đưa lại may mắn cho gia chủ.
  • Trong khi đó đôi hạc đồng thờ cúng với tạo hình hạc đứng trên mai rùa tượng trưng cho sự trường thọ, bách niên giai lão. Ngoài ra thì sự gắn kết giữa hạc và rùa cũng là sự thể hiện của đoàn kết và tình thương yêu bền chặt trong gia đình.
  • Bộ ngũ sự chính là sự kết hợp hoàn hảo của đình đồng, đôi chân nến và đôi hạc thờ. Tuy nhiên nếu không gian bàn thờ của gia đình quá hạn hẹp thì gia chủ có thể lựa chọn bộ tam sự để thay thế cho bộ ngũ sự.

III. Một số lưu ý khi lựa chọn bộ ngũ sự đặt bàn thờ

  • Bộ ngũ sự là món đồ thờ cúng được sử dụng để bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn tới ông bà tổ tiên, các vị Thần, Phật. Vì vậy mà bên cạnh câu hỏi bộ ngũ sự gồm những gì thì việc lựa chọn đồ thờ cúng phải vô cùng cẩn trọng. Gia chủ nên chọn sử dụng các đồ thờ cúng có chất lượng tốt để có thể sử dụng cho cả đời sau.
  • Ngày nay gia chủ có thể dễ dàng tìm kiếm được nhiều mẫu mã bộ ngũ sự khác nhau với nhiều chất liệu như sứ, đồng, gỗ, tuy nhiên để vừa có thể mang lại độ bền cao lại mang tính thẩm mỹ tốt thì các mẫu đồ thờ bằng đồng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

IV. Kích thước bộ ngũ sự phù hợp với một số kích thước bàn thờ chuẩn theo phong thủy:

  • Đối với tủ thờ, bàn thờ dài 1m2, rộng 61cm, cao 1m27 thường dùng bộ đỉnh đồng cao 45cm.
  • Đối với tủ thờ, bàn thờ dài 1m67, rộng 81cm, cao 1m27 thường dùng bộ đỉnh đồng cao 50cm.
  • Đối với tủ thờ, bàn thờ dài 1m87, rộng 87cm, cao 1m27 thường dùng bộ đỉnh đồng cao 50cm.
  • Đối với tủ thờ, bàn thờ dài 1m97, rộng 87cm, cao 1m27 thường dùng bộ đỉnh đồng cao 60cm.
  • Đối với tủ thờ, bàn thờ dài 2m07, rộng 1m07cm, cao 1m27 thường dùng bộ đỉnh đồng cao 70cm.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp những kiến thức quý báu để đem lại những điều bổ ích tới tất cả mọi người.

  • Nếu thấy bài viết còn thiếu sót thì các bạn hãy bình luận phía dưới để mình biết và chỉnh sửa lại cho đầy đủ hơn nhé.
  • Còn nếu thấy hay thì các bạn hãy Like và Share để mọi người cùng biết 
  • Copyright by: http://tuvithuchanh.com
  • Nếu có gì cần tư vấn các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Mobi & Zalo: 0326.215.886
4 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
0936 215 886
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon