1. Thiềm Thừ là gì?
- Thiềm Thừ có khá nhiều tên gọi như Kim Thiền, Cóc ba chân, Cóc Thiềm Thừ, Thiềm Thừ phong thủy…
- Cóc Thiềm thừ có các đặc điểm như sau: Đầu có hình Lưỡng Nghi giống như hình hai con cá quay đầu lại với nhau. Miệng cóc có ngậm một đồng tiền nên còn đường gọi cóc ngậm tiền. Trên lưng mang 7 nốt sần đặc trưng có hình dáng của chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu Ngoài ra, bên lưng có có đeo 2 xâu tiền. Thiềm Thừ chỉ có 3 chân, 3 chân này đạp trên 2 lớp tiền vàng.
- Cóc ngậm tiền hay còn gọi là Thiềm Thừ là một linh vật rất quen thuộc với người Việt Nam. Chúng được bày trí ở hầu hết các bàn thờ ông địa, thần tài.
2. Ý nghĩa của tượng Cóc ngậm tiền hay còn gọi là thiềm thừ ba chân là gì?
- Thiềm thừ là một linh vật có ý nghĩa chiêu tài, tránh tà. Chúng xuất hiện trong truyền thuyết “Lưu Hải câu cóc” của người Trung Quốc, kể về truyện tiên ông Lưu Hải thu phục thiềm thừ. Còn Thiềm Thừ vốn là một con yêu tinh tu luyên ngàn năm, chuyên ức hiếp dân lành. Sau này được tiên ông Lưu Hải hàng phục và quyết tâm tu thành chính quả. Hay theo chân ông làm việc thiện, cứ đi đến đâu gặp người khó khăn cần giúp đỡ là nó lại nhả tiền vàng. Đây cũng là cách thể hiện sự phục thiện, thành tâm hối cải với tiên ông.
- Về mặt hình tướng thì Thiềm thừ chỉ có ba chân, lý do lúc giao tranh với tiên ông Lưu Hải đã bị đánh cụt mất một chân. Trên lưng thì có bảy nốt sần đúng với hình dáng của chòm sao Thất Tinh Bắc Đẩu nằm ở cực Bắc. Bao gồm Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc và Phá quân.
- Về ý nghĩa tiền tài thì Thiềm Thừ chỉ có tác dụng cầu tài chứ không thể chiêu tài. Do mọi người thấy thiềm thừ có khả năng nhả ra tiền vàng, nên khi bày trí sẽ giúp tài khố gia tăng hàng ngày. Đây là một quan niệm chưa đúng hoàn toàn, để tường tận cần hiểu rõ được sự khác nhau giữa hai vấn đề trên.
- Mọi người nên hiểu chiêu tài nghĩa là chiêu nạp, thu hút, kêu gọi tài lộc bốn phương tám hướng mang về. Công việc này diễn ra thường xuyên, ngày qua ngày, mà tiêu biểu nhất phải kể đến linh vật tỳ hưu phong thuỷ. Còn cầu tài là mong cầu, cầu xin tài lộc từ đấng trên, công việc có tính thời điểm, thời vụ.
- Thiềm Thừ là một linh vật cầu tài chứ không phải chiêu tài. Như những gì đã viết ở trên, sau khi được tiên ông Lưu Hải thu phục thì Thiềm Thừ chuyên đi cứu giúp những người gặp khó khăn và ban tặng tiền vàng cho những người thường xuyên hành thiện, tích đức. Thiềm Thừ cũng thoát ẩn, thoát hiện tuỳ duyên chứ không phải cứ cầu là được. Nhưng khi xuất hiện thì chắc chắn có tiền vàng, tài lộc.
- Bên cạnh việc thu hút tiền tài châu báu và sự bảo vệ, Thiềm thừ còn giúp gia chủ ngăn chặn các vận xấu liên quan đến việc thất thoát tiền bạc. Nếu bạn đang đối đầu với các vấn đề về tài chính, việc sở hữu một chú cóc ngậm tiền trong nhà là điều nên có. Cóc ngậm tiền được tin là có sức mạnh siêu nhiên đầy quyền năng, nó có thể giúp bạn giải quyết hầu hết các vấn đề về tiền bạc mà bạn đối mặt trong cuộc sống.
- Cóc ngậm tiền thường được xem như một chú cóc chúa, do đó nó phải được đặt trong phòng khách hay hoặc ở phòng kinh doanh trong cơ quan, đặc biệt vị trí phù hợp nhất chính là góc đối diện chéo với của ra vào chính. Góc chéo đó chính là vị trí Tài vị của căn phòng. Không được đặt thiềm thừ trong phòng ngủ hay nhà tắm, bếp và cũng nên tránh việc đặt sát cửa ra vào vì nó có ý nghĩ là đem tiền bạc ra khỏi nhà.
- Ý nghĩa ban đầu và chính xác nhất của việc bày trí tượng Thiềm Thừ là như vậy. Với hy vọng mỗi khi gặp khó khăn trong kinh doanh hay tài chính trong cuộc sống sẽ được Thiềm Thừ hiển linh ban tặng tài lộc, gần giống với việc chúng ta thờ Thần Tài trong nhà. Nhưng lâu dần, xuất phát từ lòng tham của con người mà người ta mặc định cho Thiềm Thừ có thêm nhiệm vụ chiêu tài.
3. Cách sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ để cầu tài
- Hiện nay, tượng Thiềm Thừ được sử dụng để cầu tài dưới rất nhiều dạng hình thức khác nhau. Phổ biến phải kể đến đặt trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài và phòng khách.
Hướng dẫn đặt tại phòng khách
- Đầu tiên là lựa chọn điểm đặt Thiềm Thừ phải gần lối ra vào, hơi chếch chéo góc trái của cửa chính. Đây là nơi Thanh Long toạ, tốt cho tài lộc của gia chủ.
- Thứ hai là khi đặt lưu ý để tượng quay đầu vào trong, có thể đặt dưới nền nhà hoặc trên kệ đều được. Nhưng đảm bảo khi đã an vị phải cố định và tuyệt đối không xê dịch liên tục.
- Thứ ba là khai quang điểm nhãn, có thể thực hiện hoặc không thực hiện đều được. Còn nếu bạn muốn khai quang điểm nhãn thì cần thực hiện lần lượt theo các bước ở bài “Khai quang điểm nhãn linh vật”
Hướng dẫn đặt tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài
- Cách đặt tượng Thiềm Thừ tại bàn thờ Ông Địa – Thần Tài cũng không khác với đặt tại phòng khách là mấy.
- Đầu tiên là chọn điểm đặt Thiềm Thừ, phần này sẽ chia thành hai dạng. Một là bàn thờ chỉ bày trí Thiềm Thừ mà không bày trí Tỳ Hưu thì điểm đặt tốt nhất là phía bên trái của bàn thờ. Còn nếu mọi người bày trí cả Tỳ Hưu lẫn Thiềm Thừ thì điểm đặt tốt nhất là ở chính giữa bàn thờ.
- Thứ hai là hướng quay đầu của Thiềm Thừ, dù đặt bên trái hay chính giữa thì tượng luôn tuân thủ quay vào trong bàn thờ. Nhưng nếu hướng đó nhìn ra cửa chính thì bạn không nên bày trí Thiềm Thừ nữa. Mặc dù đây là một trường hợp tương đối hiếm nhưng không phải là không có. Đặc biệt đối với những ngôi nhà nằm ở góc ngã ba, ngã tư có từ hai mặt tiền trở lên và gia chủ trổ nhiều cửa chính.
- Thứ ba là chọn ngày để khai báo với thần linh, đây là một thủ tục bắt buộc, cực kì quan trọng. Có thể hiểu đơn giản thế này, chúng ta muốn vào nhà người khác thì cần được sự đồng ý của chủ nhà nếu không sẽ bị coi là kẻ trộm. Thiềm Thừ cũng vậy, muốn ngồi bên cạnh bàn thờ Ông Địa – Thần Tài thì cần phải được sự cho phép chư vị tôn Thần toạ tại đó.
- Ngày đẹp phải là các ngày đại an, tiểu cát hoặc tốc hỷ. Còn không chọn được ngày đẹp thì có thể lấy ngày mồng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Đối với hai ngày này thì bạn không cần quan tâm xấu hay đẹp nếu như lựa chọn đặt Thiềm Thừ lên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì đây là ngày vía hàng tháng của các ngài ấy và vào ngày này hầu như gia đình nào cũng có lễ cúng ngài và dễ được ngài chứng cho nhất.
- Cóc nên được đặt ở gần cửa ra vào và quay mặt hướng vào nhà. Nếu đặt ở phòng làm việc, bàn thu ngân thì nên quay vào phía người ngồi. Tránh quay cóc ra ngoài để tránh việc thất thoát tiền bạc.
- Cóc phải được đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Do sống dưới nước nên tốt nhất Thiềm Thừ phải có thủy dưỡng. Vì thế nếu đặt ở nơi có Thủy Mộc tương sinh thì sẽ càng mang lại nhiều tài lộc.
4. Cách cúng thiềm thừ ở ban thần tài
- Thứ tư là sắm lễ vật cúng khai báo, bao gồm: 01 bình hoa, 01 đĩa ngũ quả, 05 lén hương (nhang), 05 chén (ly) rượu, 02 cây nến (đèn cầy), 02 điếu thuốc, 01 đĩa gạo tẻ, 01 đĩa muối trắng, 02 miếng vàng bạc hoặc một bộ vàng mã. Sau đó bày biện đầy đủ trước bàn thờ và bắt đầu cúng khấn, đợi hương tàn hạ lễ là xong.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cóc ngậm tiền, thiềm thừ
- Thiềm Thừ là một linh vật có linh tính, vì vậy trong quá trình sử dụng mọi người cũng nên lưu ý một số điều cấm kí để tránh phạm uý và có thể kêu cầu hiển linh.
- Tuyệt đối không sờ vào phần mắt, không phủ bạt che đậy lên tượng.
- Không để phụ nữ mang thai, đến ngày kinh nguyệt động vào tượng.
- Tuyệt đối không đặt Thiềm Thừ trong phòng ngủ, bếp ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh. Những vị trí này không phải nơi sạch sẽ, là sự coi thường đến Thiềm Thừ. Không những không cầu tài được mà có thể còn phản thương gia chủ. Nên nhớ rằng Thiềm thừ vốn dĩ là một yêu tinh nên tính nóng trong cơ thể vẫn có chút ít.
- Hạn chế di chuyển khi không cần thiết, không xoay đi xoay lại hàng ngày. Đây là lỗi thường gặp với nhiều gia đình khi đặt ở bàn thờ Ông Địa – Thần Tài. Vì nhầm tưởng rằng ban ngày quay cóc ra ngoài để chiêu tài, ban đêm quay cóc vào trong để nhả tiền.
- Xung quanh khu vực nơi bày trí, thờ cúng Thiềm Thừ cần sạch sẽ, không luộm thuộm. Nên có một chậu nước hoặc bể cá cảnh ở gần. Vì Thiềm Thừ vốn sống dưới giếng, có nước ở gần dễ dàng thu hút hơn. Đây cũng là một trong những phương pháp dẫn dụ Thiềm Thừ hiển linh.
- Thiềm thừ là linh vật có hai vai trò, một cho sự giàu có, và thứ hai làm tan linh hồn ma quỷ. Thiềm thừ (cóc 3 chân luôn ngậm đồng tiền trong miệng) có năng lực cầu tài rất mạnh. Trong phong thủy cóc là một linh vật rất hiệu quả. Người làm kinh doanh với các cửa hàng đặt cóc sẽ tích lũy sự giàu có. Không giống như các linh vật khác vai trò của thiềm thừ cũng được áp dụng cho một số sự kiện tài chính nhất định, chẳng hạn như xổ số, cổ phiếu, sòng bạc, v.v.
- Thiềm thừ đặc biệt ngoài chuyện ba chân ra còn có cả một chòm sao Đại Hùng tinh ở trên lưng. Thiềm thừ hay được trình bày theo dạng một chú cóc ngồi trên một đống châu báu, tiền bạc, vàng thỏi và ngậm tiền trong miệng. Thiềm thừ là một trong những vật phẩm phong thủy đem lại cả vận may lẫn tiền tài cho gia chủ.
- Thiềm thừ (cóc ngậm tiền) thông nhân tính nên trong lúc khai quang chỉ nên có mình gia chủ vì khi mở mắt nhìn thấy ai nó sẽ theo và độ cho người đó. Vì vậy nếu người khác mang cho tặng mà đã khai quang thì sẽ không còn linh nghiệm với người nhận.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp những kiến thức quý báu để đem lại những điều bổ ích tới tất cả mọi người.
- Nếu thấy bài viết còn thiếu sót thì các bạn hãy bình luận phía dưới để mình biết và chỉnh sửa lại cho đầy đủ hơn nhé.
- Còn nếu thấy hay thì các bạn hãy Like và Share để mọi người cùng biết
- Copyright by: http://tuvithuchanh.com
- Nếu có gì cần tư vấn các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Mobi & Zalo: 0326.215.886