Nhưng lưu ý khi đặt Mộ theo Phong Thủy Âm Trạch

PHONG THỦY ÂM TRẠCH

     Người ta khi chết rồi thì được đem đi mai táng. Chân Khí của người chết hội với Huyệt Khí tạo thành Sinh Khí, thông qua Âm Dương giao lưu hình thành đường lối, ảnh hưởng đến vận khí của người thân. Hai Khí Âm Dương sóng đôi, thở ra tạo thành gió, bay lên tạo thành mây, rơi xuống tạo thành mưa, chảy trên mặt đất mà thành Sinh Khí. Sinh Khí đi trên mặt đất, khi sinh phát thì nuôi dưỡng vạn vật. Con người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành, cho nên bản thân là tinh hoa của hai khí Âm Dương. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi toàn thân, khi mất đi khi da thịt đã tiêu hết thì hai khí Âm Dương cũng không hề tiêu mất. Khí ấy bám trên người, cho nên người ta quan niệm rằng khí của họ vẫn hoạt động. Chính vì thế khi hạ táng người ta  rất cần tìm nơi âm trạch có Sinh Khí, làm cho Sinh Khí kết hợp với hai Khí Âm Dương tồn lưu trong cốt, nhằm bảo hộ cho thân nhân đang sống. Vong linh người mất được yên ổn thì con cháu thành đạt. 

    Trong Phong Thủy Âm Trạch coi trọng 4 nhân tố: Long Mạch – Huyệt Mạch – Sa Mạch – Thủy Mạch. Mục đích là tìm ra huyệt kết (mộ kết) để táng người chết. Chính bởi vậy, 1 mảnh đất tốt để an táng phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Long Chân – Huyệt Đích – Sa Tụ – Thủy Bao. Ngoài ra, còn phải tránh: Hướng xấu, Khi An táng mà chọn sai, chọn nhầm vào 1 mảnh đất dữ khiến cho người chết không yên thì người sống cũng long đong vất vưởng, gặp nhiều chuyện xấu, tại họa. Chọn đất xây mộ ngày nay không còn cầu kỳ và phức tạp như xưa, song cũng cần cẩn thận khi an táng người chết, chỉ mong sao “Mồ yên mả đẹp” là được.

   Phong Thủy Âm Trạch là nói về đất táng người chết nhằm mưu cầu phúc phần cho người sống, vong linh người chết được yên ổn thì đời sau mới được công thành danh toại. Chính bởi vậy người đời thường chăm lo cho mộ phần của người chết rất chu đáo. Từ đó họ coi Âm Trạch quan trọng hơn Dương Trạch.

I. Chọn Thế đất

     Thế là nhìn từ xa, thế nằm bên ngoài, thế là viễn cảnh của đất, lợi thế địa lý so với địa điểm khác.

II. Xác Định Hình – Thế

    Hình trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành di chuyển theo thế núi, thế đất nhưng do hình mà bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí, như thế gọi là “Chân Huyệt”. Hình ngăn tụ khí, hóa sinh vạn vật, là “Đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt, tức hình dạng đất ở đó không ngăn được khí, khí không tụ lại, thì an táng vô nghĩa. Hình có to có nhỏ, có cao có thấp, sấp ngửa, rộng hẹp, cân lệch, v.v… muôn vạn hình trạng
Tiền sử phong thủy chia hình dạng đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm:
– Thứ 1, phải ngăn được khí (khí tụ),
Thứ 2, phải tàng ẩn (giấu), vị trí đất lộ thì khí tán theo gió,
– Thứ 3, phải vuông cân, vì đất nghiêng lệch khí uế phát sinh,
– Thứ 4, phải có hình vòng cung, khí tụ mà lưu thông trong huyệt, đất ấm.
* Các cụ xưa còn nói cụ thể về Hình đất an táng như sau:
– Có Bình Phong (sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để tựa, được che chắn) chôn đúng phép thì vương hầu nổi lên.
– Như Tổ Yến (Hình đất tròn, vuông, cân đối, phẳng) chôn đúng cách thì được phong lưu, phú quý
– Như Rìu Kép (ý nghĩa như Tổ Yến) thì có thể giàu có
– Như Mâm Xôi (ý nghĩa như Tổ Yến) thì vĩnh xương hoan hỷ
– Như Loạn Y (Áo quần bừa bãi) thì thê thiếp dâm loạn
– Như Túi Rách thì tai họa liên miên
– Như Thuyền Lật thì nữ bệnh, nam tù
– Như Kiếm Nằm (đất dài như thanh kiếm) thì chu di bức hại
– Ngang Lệch (đất xiên xẹo, không ra hình dạng gì) thì con cháu tuyệt tự
– Như Đao Ngửa (đất như dài như thanh đao) thì hung họa suốt đời
– Thế , Hình đất Cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát lợi
– Phàm táng ở trên đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, v.v… đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau.
* Các cụ xưa còn nói:  Hình, Thế rõ ràng tìm huyệt dễ, không rõ Hình, Thế tìm huyệt khó. Cổ nhân coi Thế và Hình đều quan trọng như nhau. Do vậy khi tìm huyệt để chôn cất phải chú ý phối hợp Thế và Hình, Thế đến phải có Hình ngăn nếu không thì khí sẽ không tụ. Hình tốt phải có Thế dẫn khí đến, long mạch không thông, huyệt chỉ có thể là giả, là rỗng. Hình và Thế thuận là cát, Hình và Thế nghịch là hung.

1. Thế Núi:

   – Thế núi nhấp nhô cao thấp muôn hình vạn trạng, lúc ẩn lúc hiện như thể rồng bay, đó là nơi sinh long. Núi gần quá, mà núi quá dốc thì cũng không nên (gần núi quá thì thường con cháu an phận thủ thường, nhụt đi nhuệ khí phấn đấu, thích nhàn hạ). Còn đằng sau là vách núi dựng đứng thì thường con cháu bị tổn thọ. 
Không nên đặt mộ phần ở sườn núi, thế này thuộc diện hung (dễ bị lở đất). Nếu thế núi bằng phằng, đơn điệu thì chẳng những không có sinh khí mà còn thường xuyên không may mắn cho hậu thế, nhiều khi còn là nơi long mạch chết.
    – Thanh long, Bạch hổ bên thấp bên cao, Huyền vũ nhô cao lên hứng gió, thì tai họa liên miên. Thanh long có sơn thấp nhỏ, Bạch hổ có sơn cao lớn, hơn nữa đất đá lổn nhổn thì gia tài lụi bại, gia nhân ly tán. Bạch hổ sơn nghễnh cổ nhập trạch mộ thì phước mỏng, mệnh bạc. Chu tước sơn chỉa thẳng vào sẽ bị kiện tụng liên miên đối với thân quyến. Huyền vũ sơn kéo dài gây tổn hại cho con cái trong nhà .Thanh long, Bạch hổ sa sơn tụ tập một phía cùng châu tới đúng là nơi tốt.
    – Nói chung trước cửa mộ nhìn ra bị núi hoặc vật khác che khuất tầm nhìn thì chủ không bình yên. Miền sơn cốc tốt nhất là ở giữa chỗ khai có đột lên, tức là dương đột rồi đặt mộ phần ở phía gần thủy sẽ được phát phú tài. Gần núi đồi nếu chúng có hình dáng đẹp tất có lợi cho làm ăn, tài vận. Còn có các ngọn núi cao đẹp chiếu xuống là đại quí.

2. Thế Nước:

   – Long ngàn chi vạn mạch là do Càn – Khôn tạo hóa mà thành, có cát, có hung khác biệt nhau. Tìm được miếng đất gần sông, hồ hoặc vùng quê có ao, đầm thì thật là thuận lợi về nhiều phương diện. Sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co, mềm mại thì càng hội tụ nhiều khí tốt lành. Nếu bên trái có nước chảy thì được Thanh long, bên phải có đường dài thì được Bạch hổ. Phía trước có ao, hồ hoặc đầm thì được Chu tước, sau có gò đống, núi non thì được Huyền Vũ. Được tất cả như vậy thì đất rất tốt.

3. Thế Đất:

    – Địa thế nên bằng phẳng thì sẽ có thế địa vững chắc, còn bị nghiêng và dốc thì phần nhiều nhân thân gặp tai nạn xe cộ. Kinh nghiệm các cụ xưa truyền tụng: ở đồng bằng lấy thủy trọng hơn mạch, ở sơn cốc lấy mạch trọng hơn thủy. Sự tương tác phải lấy mạch khí làm bản thể, lấy sa thủy làm dụng, cả khí và cục đều đầy đủ mới là phước địa. Ở đồng bằng chỉ cần xem chỗ hơi cao hơn xung quanh 1 chút, có nước quanh co tụ hội, đó là chân long. Còn nơi sơn cốc muốn đặt mộ phần ở chỗ rộng rãi bằng phẳng thì phải tìm mạch thoát xuống chỗ thấp như đồng ruộng có lõm không khuyết, 4 mặt có hộ vệ và phải là nơi không bị gió thổi thì mới tụ khí để dùng.

III. Minh Đường 

     – Là chỗ đất bằng phẳng rộng rãi hoặc nơi các dòng nước giao nhau hội tụ ở trước huyệt vị. Minh Đường chia thành Ngoại minh đường và Nội minh đường. Ngay trước huyệt là tiểu minh đường, rồi đến trung minh đường, còn vị trí đối diện với núi gần nhất của gò núi là đại minh đường. Tiểu minh đường nếu rộng rãi và tròn trịa không có dòng nước thẳng chạy qua thì đó là cách cục tốt nhất. Đại minh đường không được nhỏ hẹp phải đủ tứ sơn bao quanh huyệt vị, không được khuyết và nếu có dòng nước quanh co thì là cách cục tốt nhất. Đại và tiểu minh đường đều phải hoàn hảo thì vị trí mộ mới đại phú đại quý.
     – Minh Đường Và Huyệt Cát:  Xưa có câu “vào núi tìm nguồn nước, thăm mộ ngắm Minh đường”. Đất ở đằng trước mộ gọi là Minh đường để tụ linh khí. Nội minh đường tàng phong tụ khí là cát.  Kinh nghiệm của các cụ cho rằng: vị trí đất mà phía trước có dòng suối uốn lượn chảy qua, còn 3 bề xung quanh là những gò đất cao đều châu tuần vào thì táng huyệt là tuyệt đẹp. Nhưng phía trước mộ có dòng nước chảy đi (có tán mà không có tụ để tạo thành minh đường) thì con cháu chỉ sang mà không giàu lên được.

* Dấu Hiệu Minh Đường Xấu

Minh Đường Xung Xạ: Trước huyệt mộ có các núi đồi, gò đất chĩa mũi nhọn như bắn tên vào huyệt mộ là hung.

Minh Đường Trực Khuynh: Trước huyệt có 2 quả núi đồi, gò đất song song tạo thành khe tán khí ắt bại tuyệt, con cháu bán hết ruộng vườn, ly hương, phần lớn là kẻ ngu xuẩn, đần độn

Minh Đường Khoáng Đăng: Còn gọi là huyệt khoáng đăng, sinh khí tẩu tán, tuy có thể chứa vạn mã nhưng lại tẩu tán khí (kém). Nếu được núi đồi, gò bao bọc thì gọi là “tay long” “tay hổ” mới hay.

IV. SƠ ĐỒ MAI TÁNG CHO NGƯỜI QUÁ CỐ

Ví dụ: Cho người mệnh “Khảm” thuộc “Đông tứ mệnh”

Người quá cố có cung phi thuộc hành “Thủy” hướng Bắc (Tọa Bắc – thuộc cung “Phục Vị”, Hướng Nam – thuộc cung “Phúc Đức” phương án chủ đạo “Nhâm, Tý, Quý”)

Trong đó có 4 cửa lành là:  Đông Nam thuộc Sinh Khí là tốt nhất , Đông thuộc Thiên Y là tốt nhì, Nam thuộc Phước Đức tốt ba và Bắc thuộc Phục Vị tốt tư

TỰA ĐẦU HƯỚNG (Huyền quan) KẾT LUẬN
Ngọ (Tấn tài) Tý (Tấn Điền) Tốt
Bính (Ôn hoàng) Nhâm (Vượng tài) Tốt
Hợi (Khẩu thiệt) Tị (Phước đức) Tốt vừa
Càn (Điên cuồng) Tốn (Vượng tài) Tốt vừa
Đinh (Trường bệnh) Quý (Khốc khấp) Tạm được
Tân (Hưng phước) Ất (Hoan lạc) Tạm được
Dậu (Vượng trang) Mão (Thân hôn) Tạm được
Tuất (Pháp trường) Thìn (Bại tuyệt) Tạm được

Chú ý: Dựa vào năm sinh ta suy ra được mệnh quái của người quá cố, từ đó ta lấy được các quẻ theo phái “Bát trạch” để tìm ra hướng an táng tốt nhất cho người đã khuất tùy theo mệnh trạch của người đó.

V. KẾT LUẬN 

1.  Mộ phần cần tránh những nhân tố bất lợi sau:

– Cần ấm áp tức Tàng Phong Tụ Khí, đó là khi chọn mộ cần ở chỗ tránh gió thổi, cần cố gắng chọn chỗ không có gió hoặc gió nhẹ.

– Cố gắng tránh trước mặt mộ có cống nước chảy thẳng đến.

– Tránh chôn ở chỗ giáp vào sườn đồi hoặc tường.

– Không nên chôn gần cây to, điều này rất nguy hiểm, rễ cây có thể bó chặt hoặc xuyên qua quan tài, dẫn đến hậu nhân bất an mà gia cảnh lộn xộn.

– Cần tránh các tuyến hoàng tuyền độ số, bởi thu phải Hoàng Thuyền Thủy là bại sản tổn nhân, quyết không thể dùng.

– Tuyệt đối không dùng độ số Không Vong. Bởi các độ tuyến không vong dễ khiến đời sau thoái bại vì là tuyến vô Khí.

       Tóm lại chọn lựa Huyệt Mộ tốt, cần dựa vào Lai Long cùng trước sau phải trái Sa Thủy, cần cố gắng tận dụng các vị trí lợi, kết hợp tiên mệnh, niên vận để lập chuẩn hướng tốt, như thế mới có hiệu ứng di truyền tốt cho con cháu đời sau.

2. Nếu quan sát thấy mộ nhà mình có 5 dấu hiệu này thì nên tiến hành cải tạo lại mộ phần ngay:

– Trũng thấp vô cớ tự hãm, trũng mà cỏ cây khô héo, mộ vô cớ nứt nẻ, bát hương vô cớ vỡ hoặc nứt.

– Trong nhà có nam nữ hay gây điều tiếng dâm loạn.

– Trai gái ngỗ nghịch hoặc con cháu phản loạn, ăn phải đồ độc , điên cuồng.

– Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.

– Mộ táng tại bát diệu sát, thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy

3. Nếu quan sát thấy Mộ có 3 điều tốt sau thì nhất khoát không được động đến Mộ.

a. Mở mộ thấy rùa sống, rắn ở đó là nơi có sinh khí (Đại  lợi) .

b. Trong đất có suối nước ấm áp , màu như sữa hoặc như sương mù ( Đại Lợi ) .

c. Dây tơ hồng bám xung quanh quan tài là có sinh khí đại quý.

– Ngoài ra, cây cối trên mộ và xung quanh mộ đều rất tươi xanh vì là vùng đất có nhiều sinh khí. Thậm chí là những cành cây héo bị người khác bỏ lại ở vùng mộ kết qua hôm sau cũng mọc rễ, đâm chồi, trở nên tươi tốt. Vì vậy người xưa cũng thường dùng cách này để nhận biết mộ kết. Đó là cắm những cành cây héo vào huyệt kết, nếu cành cây đó sau đó nảy mầm ra hoa thì đó chắc chắn là mộ kết.
– Ngoài quan sát bề ngoài thì gia chủ cũng có thể xác định đó có phải là mộ kết hay không bằng cách là đào đất lên tới vị trí quan tài nhưng chưa lật nắp vội. Sau đó, dùng một con dao phạt vào một góc ở quan tài cho hé một lỗ nhỏ, rồi thắp nến ở vị trí đó nếu nến tắt chứng tỏ mộ đó là mộ kết.

– Trong trường hợp vì gia chủ không biết nên tiến hành lật nắp quan tài mà thấy được các biểu hiện như đất đào lên có cảm giác ấm nóng, xương cốt trong quan tài kết thành tượng, mặt trong nắp quan tài có những giọt nước đục như sữa, tơ hồng giăng kín bên trong nắp quan tài. Nếu gặp những trường hợp này thì gia chủ cần đổ xôi vào, lấp mộ và về làm lễ tạ mộ chu đáo ngay lập tức để giữ sinh khí lại cho ngôi mộ.

Nếu bạn cố tình sửa thì tất phải tai họa từ tốt sẽ chuyển sang xấu.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CẢI CÁT

    Nhờ người tinh thông, chuyên thạo công việc xem cẩn thận phần mộ xấu tốt thế nào, thi hài đã tan hết chưa.

    Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới.

    Quyết định thời gian nào phù hợp nhất? Chọn năm không nhuận. Chọn ngày lành tháng tốt, hợp với công việc. Chọn ngày hoàng đạo hoặc ngày bất tương, kỵ nhất là ngày trùng tang. Bốc mộ mà gặp ngày trùng tang, con cháu sẽ lụi bại.

    Chọn hướng tốt và xây hầm mộ, hướng mộ theo mệnh người mất, nếu an táng chung trong khuôn viên lăng mộ của dòng họ thì bên trên theo hướng chung, bên dưới có thể dùng 24 cung sơn hướng điều chỉnh.

    Chuẩn bị trong Quan ngoài Quách theo khả năng của gia đình + 1 vuông vải điều + 20 tờ trang kim + 50 lít nước Vang (ngũ vị) + 50 lít nước sạch + 2 lít rượu + 10 khăn mặt mới + 2 bàn chải to + 1 bàn chải đánh răng + 3 chậu to mới + 50 kg củi + bạt che gió, mưa, ánh sáng. Nên làm ban đêm, mùa đông đây là thời điểm âm chi trong âm rất phù hợp công việc cải táng. Tuổi Nam kỵ tam hợp, tuổi Nữ kỵ tứ hành xung tránh mặt lúc mở nắp quan tài và khi hạ huyệt.

VĂN KHẤN LONG MẠCH, SƠN THẦN VÀ THỔ THẦN

TRƯỚC VÀ SAU KHI CẢI CÁT

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………….

Tín chủ (chúng) con là:……………

Ngụ tại……………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

VĂN KHẤN TRONG LỄ CẢI CÁT

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn….. Hiển khảo (hoặc tỷ)…………mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế. Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương. Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần. Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt thành ủng hộ và đóng góp những kiến thức quý báu để đem lại những điều bổ ích tới tất cả mọi người.

  • Nếu thấy bài viết còn thiếu sót thì các bạn hãy bình luận phía dưới để mình biết và chỉnh sửa lại cho đầy đủ hơn nhé.
  • Còn nếu thấy hay thì các bạn hãy Like và Share để mọi người cùng biết 
  • Copyright by: http://tuvithuchanh.com
  • Nếu có gì cần tư vấn các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Mobi & Zalo: 0326.215.886
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
0936 215 886
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon